“Ngay sau vụ việc này xảy ra, Vietcombank đã khẩn trương và nghiêm túc thực hiện rà soát tổng thể và khẳng định hệ thống thanh toán của Vietcombank vẫn đảm bảo an toàn. Trong những ngày này Vietcombank và khách hàng Hoàng Thị Na Hương vẫn đang tích cực phối hợp với các cơ quan điều tra để nhanh chóng tìm nguyên nhân thực sự, truy tìm tội phạm và tập trung thu hồi tài sản cho khách hàng”, ngân hàng này cho hay.
Trong trường hợp nguyên nhân được xác định không phải do lỗi của khách hàng, Vietcombank khẳng định quyền lợi của khách hàng tại Vietcombank hoàn toàn được bảo vệ.
Để loại trừ triệt để việc kẻ gian lấy cắp thông tin, mật khẩu và tiền trong tài khoản của khách hàng như đã xảy ra với khách hàng Hoàng Thị Na Hương, Vietcombank đã triển khai ngay các thay đổi về chính sách cung cấp dịch vụ bao gồm: Điều chỉnh hạn mức chuyển tiền trên Internet banking; Áp dụng phương thức kích hoạt dịch vụ Smart OTP thông qua việc đăng ký trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng.
Đồng thời tiếp tục tăng cường khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác bảo mật thông tin cá nhân và thông tin giao dịch ngân hàng.
Trong thông báo, Vietcombank cũng mong muốn khách hàng lưu tâm đặc biệt đến những khuyến cáo, cảnh báo của ngân hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ. Khi có dấu hiệu giả mạo hoặc giao dịch bất thường, khách hàng nên ngay lập tức liên hệ với ngân hàng để được trợ giúp.
"Chúng tôi cam kết về trách nhiệm của mình trong việc cung cấp dịch vụ an toàn và bảo mật cho khách hàng cũng như luôn đồng hành cùng khách hàng trong mọi tình huống cần thiết vì lợi ích chính đáng của khách hàng”, thông cáo của Vietcombank viết.
Trước đó, trong thông cáo báo chí phát đi ngày 12/8, ngân hàng này cho biết, trên cơ sở thông tin do khách hàng cung cấp, ngân hàng này cho biết có cơ sở để xác định khách hàng đã truy cập vào một trang web giả mạo (có địa http chỉ //creatingacreator.com/kob/1/index.htm) vào ngày 28/7/2016 qua máy điện thoại cá nhân. Từ việc truy cập này, thông tin và mật khẩu của khách hàng đã bị đánh cắp, sau đó tài khoản khách hàng đã bị lợi dụng vào đêm ngày 03 rạng sáng ngày 04/8/2016.
Các đối tượng lừa đảo đã chuyển tiền từ tài khoản khách hàng tới nhiều tài khoản trung gian tại 3 ngân hàng khác nhau tại Việt Nam. Sau đó, đối tượng lừa đảo đã rút 200 triệu đồng qua ATM ở Malaysia. Vietcombank đã xử lý các biện pháp khẩn cấp, kịp thời khoanh giữ lại được 300 triệu đồng. Đây là các giao dịch chuyển khoản sang ngân hàng khác, chưa kịp chuyển ra khỏi hệ thống Vietcombank.
Tại buổi làm việc, đại diện Vietcombank đã hướng dẫn cho khách hàng tự kiểm tra lại máy điện thoại cá nhân và phát hiện ra địa chỉ trang web giả mạo vẫn lưu trên máy của khách hàng. Việc mất tiền trong tài khoản xảy ra bởi khách hàng bị đánh cắp thông tin tài khoản do trước đó đã truy cập và khai báo thông tin trên đường link giả mạo website của ngân hàng như trên.
Trao đổi với PV Infonet, ông Ngô Việt Khôi - chuyên gia độc lập về an toàn thông tin, nguyên Giám đốc TrendMicro Việt Nam cho rằng “Không thể nói rằng trong trường hợp này khách hàng phải chịu hoàn toàn rủi ro. Trong một quy trình có rất nhiều bước, các chuyên gia sẽ có cách để vẽ lại toàn bộ quá trình giao dịch, từ đó xác định hacker bắt đầu lấy thông tin từ bước nào. Người dùng sai từ bước nào sẽ phải chịu trách nhiệm từ khâu đó, còn khâu nào ngân hàng sai thì ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm từ khâu đó. Đến lúc đó mới có thể kết luận đúng sai,” ông Ngô Việt Khôi nói.
" alt=""/>Vụ chủ thẻ mất nửa tỷ trong tài khoản: Vietcombank tiếp tục lên tiếngNhư ICTnews đã thông tin, chị Hoàng Thị Na Hương, chủ tài khoản Vietcombank bị đối tượng xấu chuyển mất 500 triệu đồng trong vụ việc diễn ra vào đêm 3/8, rạng sáng ngày 4/8 cho biết, chị cũng là hội viên chương trình Bông Sen Vàng của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).
Thông tin này khiến cho không ít khách hàng cũng là hội viên chương trình Bông Sen Vàng của Vietnam Airlines một lần nữa lại có tâm lý lo ngại về tính bảo mật của những thông tin cá nhân, nhất là thông tin liên quan đến các loại thẻ thanh toán của họ. Bởi lẽ, trong vụ hacker tấn công vào hệ thống thông tin của Vietnam Airlines chiều ngày 29/7/2016, cùng với việc website chính thức của hãng bị chiếm quyền kiểm soát, bị thay đổi giao diện, dữ liệu của khoảng 410.000 khách hàng là hội viên chương trình Bông Sen Vàng của Vietnam Airlines đã bị hacker đánh cắp và công bố.
Mặt khác, trong thông cáo báo chí về việc đảm bảo chức năng mua vé trực tuyến trên website vietnamairlines.com sau sự cố mạng ngày 29/7 được Vietnam Airlines và Vietcombank phát ra chiều ngày 4/8/2016, Phó Tổng giám đốc Vietcombank Đào Minh Tuấn đã cho biết Vietcombank là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho Vietnam Airlines.
Trao đổi với phóng viên ICTnews vào chiều muộn hôm nay, ngày 12/8/2016, ông Lê Hoàng Dũng, người phát ngôn Vietnam Airlines đã một lần nữa khẳng định, thông tin thanh toán của khách hàngcung cấp trong quá trình mua vé trực tuyến trên website chính thức của Vietnam Airlines vẫn được đảm bảo an toàn. Các giao dịch đặt chỗ và thanh toán của chức năng mua vé trực tuyến trên website vietnamairlines.com được thực hiện trực tiếp giữa khách hàng với hệ thống đặt vé máy bay trực tuyến (Internet Booking Engine) và cổng thanh toán (Payment Gateway) của đối tác cung cấp hệ thống chủ đặt tại Mỹ, không đi qua hệ thống CNTT của Vietnam Airlines.
“Trong thời gian từ 29/7 đến 4/8/2016, Vietnam Airlines đã phối hợp cùng đối tác tổ chức rà soát, kiểm tra và đánh giá hệ thống không bị ảnh hưởng, hoạt động bình thường. Việc lưu trữ các thông tin đặt chỗ và thanh toán của khách hàng phục vụ đối chiếu thanh toán đảm bảo an toàn, an ninh theo chuẩn quốc tế. Mã số bảo mật thẻ thanh toán (CVC, CSC, CVV…) mà khách hàng sử dụng khi giao dịch trực tuyến không được lưu trữ tại bất kì hệ thống nào của Vietnam Airlines”, người phát ngôn Vietnam Airlines cho hay.
" alt=""/>Vietnam Airlines nói gì vụ chủ thẻ Vietcombank mất nửa tỉ là hội viên Bông Sen Vàng?Rever.vn ra đời xuất phát từ ý tưởng sử dụng nền tảng công nghệ giúp người dùng Internet Việt Nam có nhiều lựa chọn hơn khi thực hiện các nhu cầu cho thuê, mua bán bất động sản (BĐS). Với khả năng kết nối chính xác nhu cầu cùng dữ liệu mô hình 3D sống động được hệ thống ghi nhận tại thực tế, người dùng tiết kiệm được thời gian và chi phí thực hiện giao dịch.
Hệ thống hỗ trợ khách hàng và xử lý giao dịch trực tuyến trên Rever mang lại cho người dùng cách tiếp cận mới mẻ hơn về lĩnh vực vốn mang tính ngoại tuyến khó tiếp cận. Người dùng bận rộn vẫn có thể xúc tiến nhu cầu của mình mà không bị giới hạn về mặt thời gian và không gian. Các chi tiết nhỏ nhất về BĐS dễ dàng được tìm hiểu thông qua kết nối Internet với nhiều tùy chọn tìm kiếm đa dạng như vị trí khu vực trên bản đồ, diện tích, số lượng phòng sử dụng, các tiện ích xung quanh, phân loại BĐS, hướng BĐS và thậm chí cả quang cảnh đô thị xung quanh BĐS (Street view).
![]() |